Mục tiêu xanh của Việt Nam gặp thách thức vì người Việt đua nhau 'đào' tiền ảo

Suốt thời gian dịch bệnh gần 2 năm, nhiều người Việt đã đào tiền ảo để kiếm sống khi mọi hoạt động làm ăn bên ngoài đều bị đóng băng.Đ.H, một chủ quán Internet ở quận Tân Bình, TP.HCM, đã triển khai mô hình kinh doanh đào tiền ảo từ giữa tháng 9.“Tôi có thể tận dụng thiết bị sẵn có để đào coin, dù vậy vẫn cần đầu tư thêm một số phụ kiện lắp đặt. Đây chỉ là kế hoạch tạm thời, tranh thủ kiếm tiền trong thời gian nghỉ dịch,” Đ.H cho biết.Tại Việt Nam, mô hình khai thác tiền mã hoá phổ biến nhất hiện nay là sử dụng card màn hình (VGA) để giải quyết thuật toán, điển hình như thuật toán Ethas của đồng Ethereum. Sau khi giải mã thành công, hệ thống sẽ trả thưởng cho người khai thác một lượng coin nhất định.Nếu có ngân sách lớn, thợ đào có thể tạm gánh vác các chi phí ban đầu như giá điện, tích trữ Ethereum trong thời gian dài và bán ra khi coin được giá.Với 4 dàn đào, bên tư vấn cho biết anh Hảo có thể kiếm được trên 1.900 đô la Mỹ/tháng, chưa trừ chi phí điện năng hoạt động.“Số tiền này đủ để tôi hòa vốn trong tháng đầu tiên. Nếu mua lòng mề, tôi phải xác định gắn bó với hoạt động đào tiền mã hóa lâu dài mới có hiệu quả”, anh đắn đo.Thay vì đầu tư vào bộ máy đào, người dùng vẫn có thể đào coin trực tiếp trên máy tính. Tuy nhiên, việc đào tiền mã hóa trên thiết bị đơn lẻ, không đồng bộ sẽ tiêu tốn nhiều điện năng hơn. Phương án này thường dành cho một số chủ kinh doanh ưu tiên sự tiết kiệm, dự định khai thác ngắn hạn.Gây ô nhiễm môi trườngĐào tiền ảo hiện đang bị xếp vào những hoạt động gây ô nhiễm nhiều nhất trên thế giới. Theo đó, tổng lượng điện được tiêu thụ từ việc khai thác tiền ảo lên đến 133,68 terawatt (TWh)/năm, tương đương mức tiêu thụ điện của cả Thuỵ Điển (131,8 TWh) và Malaysia (147,21 TWh).Với mức tiêu thụ này, tổng lượng khí thải từ hoạt động đào có thể lớn hơn rất nhiều lần mức khí thải của nhiều quốc gia cộng lại.Tuy nhiên, đây chỉ là phép tính cơ bản. Trong trường hợp Bitcoin và các đồng tiền điện tử khác tiếp tục tăng giá, thu hút nhiều thợ đào hơn, thuật toán khó hơn, mức tiêu thụ điện năng và khí thải carbon sẽ cao hơn rất nhiều.Khoảng 65% hoạt động khai thác tiền điện tử đến từ Trung Quốc, nơi than đá chiếm khoảng 60% lượng nhiên liệu truyền thống. Nhận thấy được điều này, gần đây chính phủ Trung Quốc đã cấm các hoạt động khai thác tiền ảo tại nước này như một phần của chiến lược “xanh hoá” năng lượng của Bắc Kinh.Kết quả là, các thợ đào đã chạy sang các thị trường khác để tiếp tục công việc của mình, trong đó có Việt Nam.Thách thức mục tiêu xanh của Việt NamViệt Nam hiện đang là một trong những quốc gia có nhiều người chơi tiền điện tử nhiều nhất thế giới. Nên việc phát triển các hoạt động đào tại đây cũng khá dễ hiểu. Hiện tại Nhà nước cũng đang nghiên cứu phát triển các quy định quản lý loại tiền tệ này cũng như các cách thức liên quan đến hoạt động của nó. Tuy nhiên, trong bối cảnh tốc độ đào và lượng người sử dụng càng ngày càng tăng, việc kéo dài thời gian nghiên cứu và lập quy định có thể gây nhiều ảnh hưởng lên môi trường.Điện than hiện đang chiếm đến 32% tổng công suất nguồn điện toàn quốc và đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh năng lượng của Việt Nam. Phát biểu tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (COP26) tại Vương Quốc Anh hồi tháng 11, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên cho biết Việt Nam chưa thể dừng nhiệt điện than trong giai đoạn 2021-2030.“Nhưng tới năm 2030, Việt Nam sẽ không phát triển thêm các nhà máy nhiệt điện mới, hạn chế tối đa các nhà máy mới tới năm 2045 và từng bước loại bỏ các nhà máy đã vận hành nhiều năm, công nghệ lạc hậu,” ông Diên cho biết thêm.Tuy nhiên, trên thực tế, việc thực hiện mục tiêu này đang rất khó khăn. Và tình hình sẽ càng khó khăn hơn nữa nếu các hoạt động đào tiền ảo tại Việt Nam không được quản lý kịp thời.Theo các chuyên gia, nếu nhìn vào thực tế tình hình cung cấp điện hiện nay thì rõ ràng đây vẫn là nguồn năng lượng rất quan trọng, đóng vai trò chủ đạo trong hệ thống điện quốc gia.Quy hoạch Phát triển điện lực Quốc gia thời kỳ 2021 – 2030 tầm nhìn 2045 (Quy hoạch Điện VIII) nêu rõ, đến năm 2030, tổng công suất đặt nguồn điện của Việt Nam đạt 137.200 MW, trong đó nhiệt điện than vẫn chiếm khoảng 27%. Năm 2045, tổng công suất đặt của nguồn điện đạt 276.700 MW, trong đó nhiệt điện than chiếm 18%.Nhằm quản lý việc tiêu thụ điện hiệu quả, một số quốc gia như Hoa Kỳ và Kazakhstan đã ban hành các quy định quản lý hoạt động khai thác tiền ảo và tích cực truy vết những đối tượng đang đào trái phép.