Lễ hội trâu rơm, bò rạ - nét đặc trưng của cư dân lúa nước

26/01/2023 08:30

Mồng 4 Tết âm lịch hằng năm, lễ hội trâu rơm, bò rạ khởi động cho năm mới lao động hăng say lại được diễn ra.

Dân sinh - Lễ hội trâu rơm, bò rạ - nét đặc trưng của cư dân lúa nước

Mồng 4 Tết âm lịch hằng năm, người dân xã Đại Đồng, huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc và nhân dân cả nước lại nô nức đi xem lễ hội trâu rơm bò rạ để khởi động cho năm mới lao động hăng say. Đây là lễ hội độc đáo, đặc trưng văn hóa lúa nước của cư dân đồng bằng châu thổ Sông Hồng. Tâm điểm của lễ hội là trò trình diễn trâu rơm bò rạ.

Dân sinh - Lễ hội trâu rơm, bò rạ - nét đặc trưng của cư dân lúa nước (Hình 2).

Hơn 20 con trâu, bò làm bằng rơm rạ đến từ 4 tổ của 2 làng Đồng Vệ và Bích Đại (xã Đại Đồng, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) tập trung tại miếu để khởi động năm mới với Lễ hội trâu rơm bò rạ, thể hiện mong ước về một năm mưa thuận gió hòa, cây cối tươi tốt, gia súc không ngừng sinh sôi.

Dân sinh - Lễ hội trâu rơm, bò rạ - nét đặc trưng của cư dân lúa nước (Hình 3).

Từ rất sớm những khâu chuẩn bị cho lễ hội được những người cao tuổi trong làng chuẩn bị cẩn thận.

Dân sinh - Lễ hội trâu rơm, bò rạ - nét đặc trưng của cư dân lúa nước (Hình 4).

Tương truyền, sau khi dẹp xong giặc Ân, Đinh Thiên Tích đem quân về làng Bích Đại mổ trâu ăn mừng.

Dân sinh - Lễ hội trâu rơm, bò rạ - nét đặc trưng của cư dân lúa nước (Hình 5).

Đáp lại mong muốn của dân làng "làm cho làng mỗi ngày một thêm đông người, nhiều của", vị tướng giỏi của vua Hùng đã bày ra phép rước cầu, mọi người mặc áo xanh, đỏ vác cày và bện trâu bằng rơm, nam đóng giả nữ, nữ đóng giả nam đem theo những mủng trấu để tung khắp cánh đồng, tượng trưng cho ngày hội toàn dân xuống đồng.

Dân sinh - Lễ hội trâu rơm, bò rạ - nét đặc trưng của cư dân lúa nước (Hình 6).

Lễ hội thể hiện mong ước về một năm mưa thuận gió hòa, cây cối tươi tốt, gia súc không ngừng sinh sôi nảy nở.

Dân sinh - Lễ hội trâu rơm, bò rạ - nét đặc trưng của cư dân lúa nước (Hình 7).

Nhân dân làng Bích Đại đã xây dựng một ngôi miếu để thờ phụng tướng quân Đinh Thiên Tích, và trò trình trâu rơm, bò rạ vẫn được lưu giữ, trở thành một nét văn hóa nổi bật của mỗi kì hội làng để tưởng nhớ đến ông.

Dân sinh - Lễ hội trâu rơm, bò rạ - nét đặc trưng của cư dân lúa nước (Hình 8).

Theo lời kể của các cụ già trong làng, vào ngày mùng 4 và mùng 5 Tết Nguyên đán, mỗi nhà có trâu và "sạch bụi" không có tang đều phải "sắm" một con trâu, bò bằng rơm, rạ đem ra sân đình làm lễ.

Dân sinh - Lễ hội trâu rơm, bò rạ - nét đặc trưng của cư dân lúa nước (Hình 9).

Sau phần dâng lễ của các cụ cao niên tại miếu làng Đại Đồng, không khí lễ hội tưng bừng bắt đầu diễn ra, những con trâu bằng rơm, bằng rạ được người dân hóa thân đi cày.

Dân sinh - Lễ hội trâu rơm, bò rạ - nét đặc trưng của cư dân lúa nước (Hình 10).

Lễ hội còn tái hiện các hoạt động "tứ dân chi nghiệp": Nông dân, thầy đồ, học trò, thợ mộc. Họ tượng trưng cho 4 tầng lớp: Sĩ, nông, công, thương.

Dân sinh - Lễ hội trâu rơm, bò rạ - nét đặc trưng của cư dân lúa nước (Hình 11).

Qua những hoạt cảnh sản xuất nông nghiệp thường ngày, người dân Đại Đồng bày tỏ khát vọng lao động, cầu mùa, cầu lộc trời cho là mưa thuận gió hòa, cây cối tốt tươi, gia súc gia cầm sinh sôi nảy nở.

Dân sinh - Lễ hội trâu rơm, bò rạ - nét đặc trưng của cư dân lúa nước (Hình 12).

Lễ hội trâu rơm, bò rạ là lễ hội đặc trưng của nền văn minh lúa nước khu vực đồng bằng sông Hồng. 

Lễ hội được phục dựng lại năm 1996 giữ nguyên những nét cốt lõi của lễ hội xưa. Tất cả đều tham gia, bày trò nơi sân miếu vào đầu năm, tạo nên bức tranh xuân rộn ràng, đong đầy giá trị nhân văn

Bạn đang đọc bài viết "Lễ hội trâu rơm, bò rạ - nét đặc trưng của cư dân lúa nước" tại chuyên mục ĐỜI SỐNG. Mọi chi tiết liên quan, vui lòng gửi thông tin qua email info.vstarmedia2018@gmail.com