Bí quyết giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ giữ chân nhân tài

29/12/2022 16:01

Bên cạnh lương thưởng thì chế độ phúc lợi, đãi ngộ, đào tạo, cơ hội thăng tiến cũng là những yếu tố được người lao động đặc biệt quan tâm, gắn bó với doanh nghiệp.

Thu hút nhân sự giỏi đã khó, nhưng giữ chân họ đồng hành cùng công ty càng khó hơn, nhất là đối với phân khúc doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs). Bởi phần lớn SMEs có quy mô tài chính nhỏ gây bất lợi trong cạnh tranh về tiền lương, phúc lợi hoặc tên tuổi so với các công ty lớn. Do đó, lực lượng lao động trong SMEs thường có xu hướng "chuyển dịch" sang nhóm doanh nghiệp tầm cỡ hơn khi có cơ hội.

Theo ông Hoàng Hiệp, Giám đốc một doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại TP HCM, để đào tạo một nhân sự từ khi mới vào đến khi lành nghề đòi hỏi rất nhiều thời gian, công sức nên khi họ rời đi, đó là một tổn thất với doanh nghiệp. Tổn thất lúc đó không chỉ dừng lại ở số lượng nhân sự, mà còn ảnh hưởng đến guồng quay của toàn doanh nghiệp như doanh thu sụt giảm, chi phí tuyển dụng đội lên cao và rất nhiều hao tổn liên quan khác khi phải thay người.

"Mỗi doanh nghiệp luôn cần một chiến lược để làm nổi bật chính sách nhân sự của mình, khiến người lao động cảm thấy họ nhận được nhiều giá trị hơn và qua đó tăng tính gắn kết", ông Hiệp chia sẻ.

Giữ chân nhân sự giỏi được xem là chiến lược trong quá trình xây dựng và phát triển vững mạnh của SMEs. Ảnh: Sacombank

Giữ chân nhân sự giỏi được xem là chiến lược trong quá trình xây dựng và phát triển vững mạnh của SMEs. Ảnh: Sacombank

Lương, thưởng luôn là vấn đề quan trọng đối với người lao động nhưng chưa đủ sức giữ chân người lao động giỏi. Doanh nghiệp cần có chính sách đào tạo, phát triển, du lịch, xây dựng văn hóa làm việc lành mạnh và công bằng, cùng nhiều chế độ đãi ngộ khác. Chính những chế phúc lợi tốt sẽ khiến công nhân cảm thấy được trân trọng và có suy nghĩ gắn bó lâu dài hơn với doanh nghiệp.

Thực tế, SMEs hoàn toàn có thể khéo léo tận dụng ưu đãi từ các đối tác để tăng thêm phúc lợi hấp dẫn cho nhân sự như ưu đãi bảo hiểm, lãi suất vay, đào tạo, du lịch,... Hiện nhiều ngân hàng cung cấp các sản phẩm tài chính hỗ trợ doanh nghiệp trong việc chi trả lương đi kèm các lợi ích dành cho người lao động. Có thể kể đến chương trình "Gia tăng đặc quyền – Đột phá toàn diện" của Sacombank, có tổng giá trị hơn 50 tỷ đồng với nhiều ưu đãi và quà tặng, hỗ trợ khách hàng doanh nghiệp miễn phí quản lý tài khoản, phí giao dịch eBanking, giao dịch tại quầy, phí chi lương, phí bảo lãnh và thanh toán quốc tế.

Ngân hàng này cũng dành tặng hàng loạt ưu đãi cho cán bộ nhân viên của doanh nghiệp như: Miễn phí quản lý tài khoản và phí giao dịch online, miễn phí thường niên thẻ tín dụng năm đầu, giảm 50% các năm sau, trả góp lãi suất 0%, hoàn phí bảo hiểm 15%...

Ngoài ra, với hơn 100 đối tác ưu đãi khi sử dụng thẻ doanh nghiệp Visa hoặc Mastercard thuộc các lĩnh vực như Truyền thông – Quảng cáo, Giải pháp văn phòng, Đào tạo – Kết nối, các doanh nghiệp SMEs sẽ có điều kiện tiếp cận được các tiện ích tốt nhất từ các đối tác.

Theo đại diện Sacombank, nhân kỷ niệm 31 năm sinh nhật Sacombank, ngân hàng dành tặng 31 phần quà, mỗi phần quà trị giá 10 triệu đồng dành cho khách hàng thỏa điều kiện của chương trình. Với phương châm đồng hành cùng doanh nghiệp, đây sẽ là những phần quà thiết thực giúp doanh nghiệp gửi tặng cho cán bộ nhân viên vào những dịp đặc biệt cuối năm, dịp lễ tết.

"Việc gắn kết giữa doanh nghiệp và người lao động không chỉ giúp doanh nghiệp thiết lập được giá trị văn hóa riêng mà còn giúp tiết kiệm được chi phí đào tạo nhân sự mới, góp phần xây dựng nền tảng kiên cố để doanh nghiệp phát triển bền vững trong tương lai", đại diện Sacombank chia sẻ.

Minh Lâm

Bạn đang đọc bài viết "Bí quyết giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ giữ chân nhân tài" tại chuyên mục KINH TẾ. Mọi chi tiết liên quan, vui lòng gửi thông tin qua email info.vstarmedia2018@gmail.com